IRC-Galleria

Selaa blogimerkintöjä

Nguồn gốc của diệp hạ châu: Diệp hạ châu là một loài cây thân thảo có vòng đời khoảng 1 năm, đôi khi có thể kéo dài nhiều năm. Loài cây này được biết đến nhiều trong dân gian với tên gọi là cây chó đẻ hay chó đẻ răng cưa còn diệp hạ châu là tên gọi dược liệu thường được dùng trong đông y.

Cây diệp hạ châu có chiều dài khoảng 80 – 100 cm có thể mọc thẳng hoặc mọc bò, từ gốc cây có nhiều nhánh mọc ra. Lá của diệp hạ châu kích thước nhỏ có hình trứng – mũi mác, xếp thành 2 dãy từ cuống lá. Cây ra hoa vào khoảng tháng 4 – 6 và có quả từ tháng 7 đến tháng 11. Hoa diệp hạ châu có 2 loại là hoa đực và hoa cái hoa đực thường mọc thành chùm ở ngọn cành còn hoa cái mọc đơn ở gốc cành. Quả có dạng hình cầu đường kính 2 – 3mm có màu đỏ hoặc xanh tùy từng loại cây.

Thảo dược này được phân bố rộng ở trên thế giới, bao gồm các nước vùng nhiệt đới ở châu Á và Nam Mỹ như: Ấn Độ, Bhutan, Đài Loan, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Nepal, Nhật Bản, Sri Lanka, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam (mua cao dược liệu). Tên khoa học hay tên quốc tế của loài cây này là Phyllanthus urinaria L nằm trong họ thầu dầu (Euphorbiaceae)

Trong tự nhiên, diệp hạ châu có 3 loại khác nhau được phân loại dựa theo dược tính của chúng:

Cây diệp hạ châu xanh đậm: Là cây có dược tính thấp nhất, thân cây màu xanh đậm và rất ít được sử dụng.

Cây diệp hạ châu thân đỏ: Thân cây có màu đỏ đậm, đặc trưng của cây là có vị ngọt nên được gọi là diệp hạ châu ngọt. Dược tính nhẹ hơn diệp hạ châu đắng.

Cây diệp hạ châu thân xanh: Đây là loại cây có dược tính mạnh nhất nên được sử dụng chữa trị nhiều bệnh nhất. Khi nhai có vị đắng nên thường được gọi là diệp hạ châu đắng.

Cao diệp hạ châu có tác dụng gì?

Trong dân gian, diệp hạ châu đã được sử dụng từ rất lâu rồi, các bộ phận của cây đều có thể dùng làm dược liệu được với một số tác dụng như:

Giúp trị hậu sản, ứ huyết đau bụng, cam tích, đau mắt.

Giúp trị các trường hợp bị nhiễm trùng đường tiểu, giúp thông tiểu, làm mòn sỏi thận và sỏi bàng quang.

Giúp trị đau họng và một số bệnh lý về đường hô hấp.

Giúp trị các bệnh về gan như: nhiễm độc gan, viêm gan virus, xơ gan cổ chướng, suy gan do uống nhiều rượu, vàng da…

Ngoài ra, cao diệp hạ châu còn có tác dụng giúp kích thích tiêu hoá ăn ngon, trị tưa lưỡi, mụn nhọt, viêm da, mẩn ngứa, lở loét…

Khoa học hiện đại cũng đã có không ít nghiên cứu về tác dụng dược lý của dược liệu này. Các nhà khoa học đã phân tích, thí nghiệm và chứng minh được một số tác dụng của diệp hạ châu như:

Tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau.

Tác dụng lợi tiểu, bào mòn sỏi đường tiết niệu.

Tác dụng hỗ trợ ổn định đường huyết cho người bệnh tiểu đường.

Tác dụng tăng hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.

Tác dụng giải độc: dịch chiết diệp hạ châu giúp tăng cường chức năng của các tế bào gan đẩy mạnh quá trình thải độc trong cơ thể.

Tác dụng chống oxy hóa: trong chiết xuất từ lá của diệp hạ châu có nhiều chất có hoạt tính chống oxy hóa mạnh.

Cách sử dụng cao diệp hạ châu

Để có được hiệu quả tốt nhất, người tiêu dùng nên lựa chọn cao diệp hạ châu của những đơn vị cung cấp uy tín hay các thương hiệu đáng tin cậy. Tránh tình trạng ham rẻ mà mua phải những sản phẩm kém chất lượng mà ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng cao diệp hạ châu là:

Chỉ nên sử dụng khi có bệnh lý hay những tình trạng rối loạn kể trên, không nên sử dụng một cách bừa bãi thiếu khoa học.

Không nên sử dụng liên tục kéo dài quá 4 tháng.

Không dùng diệp hạ châu cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Phụ nữ đang có bầu hoặc đang trong thời kỳ cho con bú thì không nên dùng dược liệu này để tránh ảnh hưởng đến thai nhi

Một số trường hợp khi dùng diệp hạ châu có thể gặp phải tình trạng khó chịu dạ dày hoặc tiêu chảy (mua cao khô diệp hạ châu đắng).

Etkö vielä ole jäsen?

Liity ilmaiseksi

Rekisteröityneenä käyttäjänä voisit

Lukea ja kirjoittaa kommentteja, kirjoittaa blogia ja keskustella muiden käyttäjien kanssa lukuisissa yhteisöissä.