Trong y học, enzyme là một thứ không thể thiếu trong các công trình nghiên cứu khoa học cũng như ứng dụng thực tế vào cuộc sống. Giúp cho mọi ứng dụng liên quan đến enzyme trở lên tốt hơn.
Enzyme là gì?
Enzyme là một đại phân tử, được cấu trúc bởi thành phần chính là các phân tử protein, hoặc là sự kết hợp giữa protein và thành phần đặc biệt. Enzyme có khả năng làm hoạt hóa phản ứng hóa học trong cơ thể, tăng tốc độ của các quá trình này lên gấp nhiều lần. Enzyme có nhiều loại và phục vụ cho nhiều hoạt động khác nhau như hô hấp, tiêu hóa, chức năng cơ và thần kinh, trong đó tiêu biểu là:
Men gan: Gan là cơ quan thực hiện chức năng giải độc chính cơ thể, hoạt động này cần “ngốn” một lượng lớn các loại enzyme khác nhau. (
enzyme la gi)
Sao chép DNA: Trong quá trình phân chia của tế bào, các DNA cũng cần được sao chép. Quá trình phức tạp này cần sự có mặt của enzyme như một người tháo “nút thắt” trong cuộn DNA, nhờ vậy mà công việc sao chép thông tin mới có thể thực hiện.
Hệ tiêu hóa: Enzyme giúp cơ thể cắt nhỏ thức ăn, biến chúng trở thành dạng đơn giản hơn để dễ dàng hấp thụ.
Trong hệ tiêu hóa, enzyme được tìm thấy trong mọi “ngóc ngách”, đó là: dạ dày, khoang miệng, tuyến tụy, ruột non,... Vì vậy các chức năng cũng rất phong phú. Chẳng hạn như enzyme trong tuyến nước giúp tiêu hóa tinh bột; dịch vị và men tiêu hóa trong dạ dày chất đạm; dịch gan và mật tiêu hóa chất béo; dịch tụy làm nhiệm vụ hỗ trợ tiêu hóa ở ruột non.
Có đủ enzyme trong cơ thể chưa phải là yếu tố đảm bảo cho sự hoạt động ổn định của các cơ quan, nhưng việc thiếu hụt enzyme chắc chắn sẽ gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe. Đặc biệt là thiếu hụt enzyme trong hệ tiêu hóa, điều này sẽ gây ra sự mệt mỏi, thiếu năng lượng, hấp thu dinh dưỡng kém, dẫn tới cả hệ thống toàn cục sẽ bị ảnh thưởng theo.
Enzyme thuốc có tác dụng gì?
Sự thiếu hụt enzyme trong cơ thể, chẳng hạn như các enzyme tiêu hóa gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như: khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn chức năng tiêu hóa, nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, giảm cơ bắp…(
enzyme papain la gi) Thiếu một số enzyme tại các cơ quan như gan, thận, tụy còn gây ra các bệnh lý như xơ vữa động mạch, cholesterol cao, ung thư, tiểu đường, suy nhược cơ thể toàn diện.
Nhiều loại enzyme đã tồn tại trong cơ thể người ngay từ khi được sinh ra và liên tục được sản sinh trong quá trình sinh trưởng, tuy nhiên vì nhiều lý do, có thể là bệnh tật, chế độ ăn uống mất cân bằng hay sự lão hóa tự nhiên mà lượng enzyme quý giá đó dần hao hụt và cần phải được bổ sung từ bên ngoài. Ngoài ra cũng có các loại enzyme mà con người không có sẵn, nhưng cũng đã được nghiên cứu và cho thấy các tác dụng tuyệt vời, phù hợp cho con người sử dụng.
Các cách bổ sung enzyme
Cần chú trọng bổ sung enzyme để góp phần giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên cần tìm hiểu rõ về cách nạp như thế nào là nạp đúng và đủ lượng enzyme cần thiết cho nhu cầu của cơ thể.
Bổ sung enzyme tự nhiên
Bổ sung enzyme tự nhiên có rất nhiều nguồn, phân ra làm 2 cơ chế bổ sung, đó là loại kích thích bài tiết các enzyme trong cơ thể như một số gia vị thường dùng (gừng, hành tỏi, tiêu, ớt…), loại còn lại thì cung cấp trực tiếp enzyme.
Trái cây, rau quả tươi giúp bổ sung trực tiếp enzyme tự nhiên, chẳng hạn: Xoài, chuối chứa amylase; dứa, kiwi, đu đủ có chứa các loại protease; quả bơ chứa lipase; ngoài ra còn có thể sử dụng một số sản vật khác như mật ong, thực phẩm này chứa nhiều enzyme (như diastase, invertase, catalase) giúp tiêu hóa carbohydrate và protein,
papain…
Ngoài ra, còn có một số thảo dược được ví như enzyme tự nhiên bao gồm cam thảo, gừng, bạc hà, nha đam…
Bổ sung enzyme từ sản phẩm men tiêu hóa (thuốc)
Để bổ sung men tiêu hóa với thành phần là các enzyme, người ta làm ra các chế phẩm là thuốc. Lưu ý khi bổ sung men tiêu hóa dưới dạng thuốc xem như chúng ta đã bổ sung từ ngoài vào giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. Các sản phẩm men tiêu hóa thường gặp có thành phần hỗn hợp của amylase, lipase, protease. Đơn cử là men protease hỗ trợ tiêu hóa các chất protein trong thịt, cá, trứng, sữa. Hoặc men lipase làm tiêu hóa chất béo; men amylase “xử lý” các phân tử glucose trong tinh bột, tạo đường để hấp thụ.
Ngoài ra, các men tiêu hóa như cellulose, hemixenluloza, phytase, beta- glucanase, pectinase và xylanase giúp tăng cường chuyển đổi các chất xơ, hỗ trợ sự lưu thông trong đường ruột, nhuận tràng.
Khi gặp các vấn đề về dạ dày, đường ruột thì việc bổ sung thêm các sản phẩm men tiêu hóa là điều cần thiết để trợ năng cho hệ thống tiêu hóa. Tuy nhiên nên chỉ dùng khi thật sự cần thiết. Không lạm dụng vì lượng men tiêu hóa được cung cấp nhiều từ bên ngoài trong thời gian dài sẽ ức chế các tuyến tiết ra men tiêu hóa nội sinh có trong cơ thể.