Cao ích mẫu là sản phẩm được chế biến từ cây ích mẫu tươi hoặc ích mẫu dược liệu bằng phương pháp nấu cao. Cao ích mẫu thường được chia ra thành 4 loại dựa theo hàm lượng độ ẩm là: cao lỏng, cao mềm, cao đặc và cao khô.
Cao khô ích mẫu có độ ẩm thấp nhất, chỉ dưới 5% nên thường được ứng dụng nhiều trong đời sống do có thời gian bảo quản kéo dài được lâu và có thể bào chế thành nhiều dạng sản phẩm khác nhau.
Ích mẫu là một loại thảo dược, một cây thuốc được sử dụng khá phổ biến trong y học cổ truyền dùng cho các trường hợp bệnh phụ nữ. Loài cây này có tên khoa học là Leonurus japonicus, một loài thực vật nằm trong họ Bạc hà (Lamiaceae). (ích mẫu phá thai)
Trên thế giới, cây ích mẫu phân bố chủ yếu tại khu vực châu Á bao gồm các nước thuộc khu vực Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các quốc gia thuộc Đông Nam Á như Việt Nam, Campuchia…
Cây ích mẫu thuộc loại cây thân thảo với kích thước nhỏ, thời gian sống khoảng 1-2 năm. Loài cây này có thể sống được ở nhiều điều kiện khí hậu bao gồm cả vùng đồng bằng và vùng đồi núi.
Ích mẫu dược liệu thường được làm từ toàn cây ích mẫu phơi khô. Cây ích mẫu thường được thu hoạch vào mùa hè khoảng tháng 5-6, cắt lấy phần trên mặt đất khoảng 40cm tính từ ngọn. Sau đó sơ chế sạch rồi cắt thành từng khúc 5-7cm rồi phơi hoặc sấy khô.
Từ ích mẫu tươi hoặc khô, người ta thường nấu thành cao với dung môi là nước. Sau quá trình nấu cao, bã dược liệu sẽ được lọc bỏ để thu lấy dịch cao lỏng. Tiếp đến là giai đoạn cô đặc để loại bỏ bớt lượng nước.
Giai đoạn cô đặc sẽ kết thúc khi đạt đến độ ẩm cần thiết của từng loại cao.
Với cao khô, quá trình sản xuất sẽ cần thêm giai đoạn sấy phun sương tạo hạt để thu lấy sản phẩm cuối cùng có dạng bột khô.
Uống cao ích mẫu khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Theo y học cổ truyền, ích mẫu là vị thuốc cần kiêng kỵ sử dụng cho phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai. Phụ nữ đang có bầu cần phải tránh sử dụng ích mẫu và các sản phẩm chế biến từ ích mẫu, bao gồm cả các loại cao.
Theo các chuyên gia, ích mẫu có tác dụng làm tăng co bóp tử cung nên nếu dùng khi mang thai sẽ dễ dẫn đến động thai và ảnh hưởng không tốt đến thai nhi (mua cao ích mẫu)
. Tùy thuộc vào liều lượng sử dụng ích mẫu mà tác hại có thể khác nhau, thậm chí có thể gây sảy thai.
Nếu chị em phụ nữ đang mang thai mà chót sử dụng cao ích mẫu hoặc các sản phẩm có chứa thành phần ích mẫu thì cần ngưng dùng ngay lập tức và đến khám tại các cơ sở y tế trong thời gian sớm nhất.
Mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể trên người về vấn đề cao ích mẫu gây sảy thai, nhưng các nghiên cứu trên động vật đều chỉ ra rằng nguy cơ dẫn đến tình trạng này là rất cao:
Thí nghiệm trên chuột lang: 3 chuột lang có thai nặng khoảng 500g được sử dụng nước sắc ích mẫu với liều cao 15-17,5g / 1 chuột. Kết quả sau 4 ngày, cả 3 chuột đều bị sảy thai.
Thí nghiệm trên thỏ: 1 nhóm thỏ có thai được sử dụng nước sắc ích mẫu với liều 6-7g/kg mỗi ngày. Kết quả sau 7 ngày, nhóm thỏ dùng ích mẫu đều bị sảy thai.
Cao ích mẫu nên dùng trong trường hợp nào?
Ích mẫu trong y học cổ truyền là dược liệu quy kinh vào can, tâm bào, tỳ, thận với tính hơi hàn và vị cay, đắng. Tác dụng chính của cao ích mẫu là hoạt huyết, điều kinh, khứ ứ, sinh huyết mới, lợi tiểu, giải độc, tiêu viêm… nên thường được dùng cho chị em phụ nữ trong một số trường hợp: kinh nguyệt không đều, vô sinh, khí hư, đau bụng sau sinh, sản dịch, tiểu tiện khó…
Không chỉ có y học cổ truyền, khoa học hiện đại cũng có nhiều nghiên cứu về thành phần và tác dụng của ích mẫu.
Về thành phần, các hoạt chất có trong ích mẫu bao gồm: saponin, ancaloit, flavonozit, tanin…
Về tác dụng, ích mẫu kích thích làm tử cung co bóp nhiều và mạnh hơn, kích thích co bóp ruột, gây hưng phấn trung khu hô hấp ở não.
Bên cạnh đó ích mẫu còn có tác dụng kháng khuẩn và một số tác dụng trên hệ tuần hoàn như: tăng lưu lượng máu ở động mạch vành, cải thiện tuần hoàn rối loạn, ức chế tiểu cầu ngưng tập…
Nguồn bài viết Công ty cổ phần hóa dược và công nghệ sinh học Biogreen