Khoản 1 Điều 36 quy định về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn như sau:
“1.Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ
b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.
Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty”(thanh lap cong ty)
Theo đó oto, nhà và đất đều là tài sản phải đăng kí quyền sở hữu nên nếu bạn muốn chuyển vào tài sản của công ty thì bạn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất cho công ty.
Tập đoàn có được gọi là một tổ chức có tư cách pháp nhân hay không? Thì xem ra khái niệm này còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Điều này cho thấy, nếu chưa hiểu thấu đáo về tập đoàn và công ty mẹ - công ty con mà đã nôn nóng cho ra đời hàng loạt thì chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong công tác điều hành, quản lý tập đoàn.
Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các Công ty có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức Công ty mẹ - công ty con.
>> Nguồn: thành lập công ty trọn gói