Đông trùng hạ thảo là loài sinh vật gì, là con hay cây? Các loại dược liệu sử dụng trong y học cổ truyền, y học phương đông từ xưa đến nay rất đa dạng về số lượng và chủng loại, từ những loài thực vật, thảo dược đến các loài động vật và cả một số khoáng vật nữa.
Trong số các loại dược liệu được công nhận thì đông trùng hạ thảo là một trong số những loại đặc biệt nhất vì đặc điểm sinh học và hình thái rất đặc trưng. Có người cho rằng đông trùng hạ thảo là thực vật vì mọc lên từ mặt đất như 1 loài cây, nhưng có những người lại cho rằng đông trùng hạ thảo là một loài động vật vì phần thân là một con sâu.
Quả thực đông trùng hạ thảo có những đặc điểm sinh trưởng rất đặc biệt:
Đến mùa hè nó lại phát triển mọc lên trên mặt đất có dạng cây thảo (hạ thảo).
Mùa đông nó ở dưới trạng thái, hình dạng của một con sâu bướm (đông trùng)
Theo các chuyên gia dược liệu, đông trùng hạ thảo được xếp vào loại trùng thảo vừa có đặc điểm của thực vật vừa có đặc điểm của động vật. Do đó, có thể nhận định rằng đông trùng hạ thảo vừa là con và cũng vừa là cây. (https://dongtrunghathaobg.com/dong-trung-ha-thao-la-con-hay-cay-thuoc-loai-sinh-vat-nao/)
Trải qua nhiều năm nghiên cứu và phân tích, các nhà khoa học đã xác định được rằng đông trùng hạ thảo có bản chất là một dạng sinh vật ký sinh-vật chủ. Cụ thể vật chủ là cơ thể của ấu trùng sâu bướm thuộc chi Thitarodes còn vật ký sinh là nấm thuộc chi cordyceps hoặc ophiocordyceps.
Đông trùng hạ thảo có đặc tính sinh học như thế nào?
Đông trùng hạ thảo là một loại dược liệu không những quý giá mà còn rất hiếm ở trong tự nhiên. Trong thực tế, để có thể tìm kiếm được đông trùng hạ thảo tự nhiên, bạn phải đến những vùng đất đặc trưng có độ cao trên 5000m so với mặt nước biển như vùng cao nguyên tây tạng ở Trung Quốc.
Xét về đặc tính sinh trưởng và phát triển, đông trùng hạ thảo được sinh ra theo những vòng lặp tuần hoàn liên tục. Vòng đời của đông trùng hạ thảo được bắt đầu khi các bào tử của loài nấm thuộc chi cordyceps phát tán vào trong môi trường. Giai đoạn này thường vào cuối thu.
Các bào tử nấm sẽ xâm nhập vào trong cơ thể của ấu trùng sâu bướm lúc này ở trong lòng đất thông qua đường tiêu hóa hoặc hô hấp. Trong suốt mùa đông ấu trùng sẽ ký sinh và hấp thụ dần chất dinh dưỡng trong cơ thể con sâu để phát triển thành những sợi nấm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ấu trùng sâu bướm sẽ bị mất dần dinh dưỡng và sẽ chết khi bị cạn kiệt.
Đến thời điểm mùa hạ, khi nhiệt độ môi trường ấm dần lên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các sợi nấm phát triển mạnh, vươn ra ngoài cơ thể của con sâu và mọc lên trên mặt đất. Sau đó, hình thành nên những cây nấm trông giống như một loài cây thảo.
Những cây nấm này sẽ tiếp tục phát tán những bào tử vào môi trường và bắt đầu những chu kỳ sinh trưởng mới.
Tác dụng của đông trùng hạ thảo với sức khỏe (https://dongtrunghathaobg.com/danh-muc/dong-trung-ha-thao-dang-soi/)
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, dịch chiết từ đông trùng hạ thảo tự nhiên có hàm lượng dưỡng chất vô cùng phong phú và đa dạng bao gồm:
Nhiều loại vitamin: A, B2. B12, C, E, K…
D-mannitol, lipid, nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na…).
17 acid amin gồm cả những loại thiết yếu với vai trò quan trọng.
Những hợp chất hữu cơ quý giá như: cordycepic acid, cordycepin,
adenosine, hydroxyethyl-adenosine.
Nhờ khả năng cung cấp dưỡng chất dồi dào mà đông trùng hạ thảo mang lại rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của con người, đó là:
Chống viêm, tiêu viêm, kháng khuẩn.
Chống oxy hóa, loại bỏ những tác nhân gốc tự do gây hại, làm chậm quá trình lão hóa.
Chống lại sự sinh trưởng và phát triển của tế bào ung thư.
Điều hòa chức năng nội tiết, cân bằng hormone trong cơ thể.
Tăng cường sức đề kháng, nâng cao chức năng hệ miễn dịch.
Giúp giảm đường huyết ở người bệnh tiểu đường, ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường. (biogreen)
Nâng cao hoạt động chức năng của thận, bảo vệ các tế bào thận, ngăn ngừa tổn thương thận bao gồm cả tình trạng suy thoái.
Tăng cường sức khỏe hệ tim mạch: điều hòa huyết áp, giảm cholesterol máu, ổn định hoạt động của tim, ngăn ngừa thiếu máu cơ tim, xơ vữa mạch máu…