IRC-Galleria

Selaa blogimerkintöjä

Nếu là người Việt Nam thì chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đều biết đến “khế”, một loại cây ăn quả được trồng phổ biến ở nhiều nơi. Mặc dù vậy, khế không phải là một loài cây bản địa của nước ta mà có nguồn gốc từ nước ngoài, cụ thể là khu vực Ấn Độ, Sri Lanka.

Loài cây này hiện nay đã được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các khu vực có khí hậu nhiệt đới. Đông Nam Á là một trong số những khu vực phân bố nhiều cây khế nhất. Tại Việt Nam, cây khế được trồng ở các tỉnh thành khác nhau, đặc biệt là khu vực ở nông thôn.

Danh pháp quốc tế của cây khế là Averrhoa carambola, thuộc họ thực vật Chua me đất – Oxalidaceae. Cây khế có một số đặc điểm nhận biết quen thuộc sau đây:

Là loài cây thân gỗ tán lá rộng, cây có thể phát triển cao đến nhiều mét.

Lá khế là loại lá kép lông chim gồm 3-5 đôi lá chét nguyên, mỏng hình trái xoan nhọn.

Hoa khế có màu tím hồng, thường mọc thành cụm hoặc chùm xim ở nách lá hoặc đầu cành cây. Đài hoa có 5 lá đài thuôn mũi mác, tràng hoa có 5 cánh mỏng. Hoa có 4 nhị, bầu hình trứng có 5 lá noãn tạo thành 5 ô.

Quả khế có 5-6 cánh kéo dài, nếu cắt ngang sẽ thấy mặt cắt giống hình sao 5 cánh. Loại quả này thường có vị chua đặc trưng, tuy nhiên có một vài giống khế lại có vị ngọt. Quả khế chín sẽ chuyển sang màu vàng. Trong quả có nhiều hạt nhỏ màu nâu, ruột quả có màu trắng. (nguyên liệu cao khô lá khế)

Ứng dụng chính của cây khế là cung cấp quả để làm thực phẩm. Tuy nhiên loài cây này hiện nay đang ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe với nhiều công dụng hữu ích.

Lá khế có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền, lá khế có vị chua chát, tính bình, với công dụng chính là lương huyết, giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu. Nhờ đó lá khế có thể sử dụng được trong các trường hợp nóng trong, dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt, sốt, cảm mạo, viêm đường hô hấp, tiểu buốt, tiểu khó…

Theo khoa học hiện đại, trong lá khế có nhiều hoạt chất có lợi như: các loại vitamin (A,C, B1, B2 ), khoáng chất (calci, sắt, natri, kali), acid oxalic và đặc biệt là các hợp chất nhóm flavonoid (epicatechin, acid gallic, quercetin). Sử dụng lá khế sẽ mang lại một số tác dụng sau đây: (cao dược liệu khô)

Hỗ trợ tiêu hóa, cung cấp chất xơ ổn định hoạt động tiêu hóa thức ăn, đồng thời có tác dụng chống viêm, phòng ngừa các bệnh lý viêm nhiễm đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm ruột…

Giúp thanh nhiệt giải độc, trị các chứng dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay,…

Giúp hỗ trợ hạ huyết áp, giảm nguy cơ cao huyết áp, cải thiện lưu lượng tuần hoàn trong cơ thể.

Cao khô lá khế là gì?

Cao khô lá khế là sản phẩm được sản xuất từ lá khế tươi tự nhiên, đây là loại cao có thể chất dạng bột khô với độ ẩm thấp, dưới 5%.

Từ nguyên liệu lá khế tươi ban đầu, cao khô lá khế sẽ được sản xuất thông qua 2 giai đoạn chính là giai đoạn chiết và giai đoạn sấy.

Trong giai đoạn chiết, lá khế sau khi được sơ chế và làm sạch sẽ được trộn với dung môi thích hợp với tỷ lệ tương ứng. Sau đó hỗn hợp được cho vào thiết bị chuyên dụng để chiết lấy những hoạt chất trong lá khế.

Tiếp đến, dịch chiết sẽ được lọc để loại bỏ các chất cặn rồi được sấy bằng công nghệ phun sương hiện đại để loại bỏ dung môi và thu lấy bột cao khô lá khế.

Thông qua sử dụng các thiết bị hiện đại, cao khô lá khế sẽ có nhiều ưu điểm vượt trội hơn các loại sản phẩm khác: từ hàm lượng hoạt chất cao đến ưu điểm bảo quản và thuận lợi cho quá trình bào chế các loại sản phẩm dược phẩm hay thực phẩm chức năng khác.

Công ty cổ phần hóa dược và công nghệ sinh học Biogreen

Etkö vielä ole jäsen?

Liity ilmaiseksi

Rekisteröityneenä käyttäjänä voisit

Lukea ja kirjoittaa kommentteja, kirjoittaa blogia ja keskustella muiden käyttäjien kanssa lukuisissa yhteisöissä.