Phụ nữ mang bầu có nên ăn đu đủ xanh không? Sau khi ra hoa thì cây đu đủ sẽ kết trái trong khoảng 2 – 3 tháng sau đó và cũng sau khoảng 2 – 3 tháng thì quả đu đủ xanh mới bắt đầu chính vàng. Khác với khi chín, quả đu đủ xanh có ít vitamin và khoáng chất hơn, tuy nhiên lại có chất xơ (cellulose) cao hơn khá nhiều.
Hơn nữa, đu đủ xanh còn có hàm lượng cao chất nhựa màu trắng đục, đây là hỗn hợp của nhiều protease (loại men tiêu hóa chất đạm) bao gồm: papain, chymopapain, peptidase. Càng chín thì hàm lượng chất nhựa sẽ càng giảm.
(https://papain.vn/phu-nu-mang-bau-co-an-duoc-du-du-xanh-nau-chin-khong/)
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang bầu tuyệt đối không nên ăn đu đủ xanh vì một số lý do sau đây:
Có thể gây dị ứng phù nề: chất nhựa trong đu đủ xanh được đánh giá nằm trong số các nhóm chất dễ gây dị ứng, kích ứng. Đặc biệt là với những chị em phụ nữ có cơ địa nhạy cảm hay có tiểu sử bị dị ứng bởi các tác nhân kích thích từ bên ngoài.
Có thể gây xuất huyết khi mang thai: Một số chất trong nhựa đu đủ có thể làm tử cung co thắt mạnh và gây chảy máu tử cung.
Có thể gây sảy thai hoặc sinh non: Các chất nhựa trong quả đu đủ xanh có thể kích hoạt các cơn co thắt tử cung rõ rệt, dẫn đến tình trạng chuyển dạ sớm ở các bà bầu. Enzyme papain có nhiều trong đu đủ xanh còn ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bào thai khi có thể làm suy yếu các màng quan trọng hỗ trợ thai nhi.
Ngoài ra, trong hạt của quả đu đủ còn có chất độc carpin, nếu vô tình ăn phải có thể dẫn đến tình trạng rối loạn mạch đập, suy nhược tế bào thần kinh cho cả bà bầu và thai nhi.
(nguyên liệu enzyme papain)
Phụ nữ mang bầu có ăn được đu đủ xanh nấu chín không?
Bà bầu không nên ăn đu đủ xanh nhưng nhiều người lại cho rằng đu đủ xanh nấu chín thì có thể ăn được. Đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm
Hàm lượng chất nhựa cao trong quả đu đủ xanh là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng xấu đến quá trình mang thai và sự phát triển của thai nhi. Chất nhựa này không thể bị khử hoàn toàn khi nấu chín ở nhiệt độ cao. Do đó, đu đủ xanh nấu chín vẫn sẽ có nguy cơ gây hại cho phụ nữ mang thai.
Mặc dù hàm lượng chất xơ cao trong quả đu đủ xanh là yếu tố có lợi cho các bà bầu khi giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và phòng bệnh trĩ thai kỳ, tuy nhiên nguy cơ gây hại của nó là không thể tránh khỏi dù có nấu chín kỹ.
Chính vì vậy nếu muốn bổ sung chất xơ, các bà bầu nên lựa chọn các loại rau củ hay hoa quả khác với độ an toàn và lành tính cao hơn.
Tránh ăn đu đủ xanh bởi bất kỳ một nguyên nhân hay yếu tố khách quan nào!
Một lưu ý nữa cho các bà bầu là nếu lỡ ăn phải đu đủ xanh với một lượng nhỏ thì cũng không nên quá lo lắng vì hàm lượng thấp sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường thì nên đến cơ sở sản phụ khoa để khám ngay.
(papain trong chất tẩy rửa)
Bà bầu có thể ăn được đu đủ chín
Mặc dù không thể ăn được đu đủ xanh nhưng phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể ăn được đu đủ chín. Tuy nhiên, các bà bầu cũng không nên ăn đu đủ một cách bừa bãi thiếu khoa học mà cần phải chú ý một số điểm quan trọng sau đây:
Nên ăn các quả đu đủ chín kỹ, mềm và không cứng.
Trước khi ăn cần phải gọt sạch vỏ và bỏ hết phần hạt ở bên trong, chỉ ăn phần thịt quả. Nguyên nhân là bởi mặc dù hàm lượng chất nhựa khi chín đã giảm xuống rất nhiều nhưng trong phần vỏ của quả đu đủ chín vẫn còn tồn tại với hàm lượng nhỏ. Do đó, để tránh những hệ lụy không đáng có, chúng ta nên loại bỏ sạch những phần này.
Ăn đu đủ chín với lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều tại cùng một thời điểm.
Không ăn đu đủ chín trong trường hợp bà bầu đang bị tình trạng lạnh bụng đi ngoài tiêu chảy vì đu đủ có tình nhuận tràng sẽ làm nặng thêm tình trạng này.