Hà thủ ô đỏ là cây gì? Hà thủ ô đỏ tên khoa học là Fallopia multiflora, là một loài thực vật thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Loài cây này hiện nay chỉ phân bố chủ yếu ở châu Á, trong đó Việt Nam và Trung Quốc là 2 nước có số lượng lớn nhất.
Các địa phương của Trung Quốc có nhiều hà thủ ô đỏ là Hà Nam, Hồ Bắc, Quý Châu, Tứ Xuyên, Giang Tô, Quảng Tây… Còn tại nước ta, hà thủ ô đỏ mọc hoang và được trồng nhiều ở các tỉnh thành: Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tây Nguyên, Hòa Bình, Lạng Sơn…
Hà thủ ô đỏ là cây dạng thân leo, thân quấn có chiều dài có thể đạt đến 5-7m, mọc xoắn. Vỏ thân có màu xanh tía, không có lông. Rễ hà thủ ô phát triển mạnh, phình ra thành củ, vỏ rễ có màu nâu, bên trong màu đỏ.
Lá hà thủ ô đỏ mọc so le, mỗi lá có cuống dài, gốc lá hình tim hẹp, chóp lá nhọn dài. Hoa có kích thước nhỏ, màu trắng và thường mọc thành chùm ở nách lá hoặc ngọn cây. Quả hà thủ ô thuộc loại quả bế với 3 cạnh, có màu đen. (nguyên liệu cao khô hà thủ ô)
Phân biệt với hà thủ ô trắng
Hà thủ ô trắng cũng là một vị thuốc trong y học cổ truyền nhưng tác dụng và lợi ích không quý bằng hà thủ ô đỏ. Đây là 2 loài cây mà nhiều người không phân biệt được.
Hà thủ ô trắng tên khoa học là Streptocaulon juventas, một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma (Apocynaceae). Loài cây này còn có tên gọi khác là hà thủ ô nam hay dây sữa bò.
Các đặc điểm thực vật của hà thủ ô trắng bao gồm:
Lá hà thủ ô trắng mọc đối, phiến lá hình bầu dục, chóp lá nhọn, gốc lá tròn, mép nguyên.
Hoa hà thủ ô trắng có màu lục vàng nhạt, mọc thành xim ở nách lá.
Quả gồm 2 đại xếp ngang ra hai bên trông như đôi sừng bò.
Thân leo dạng dây quấn với chiều dài khoảng 2-5m. Thân có vỏ màu nâu đỏ, có nhiều lông mịn.
Rễ hà thủ ô trắng hình trụ, đường kính 1-3cm. Vỏ rễ màu nâu nhạt đến nâu xám, bên trong có màu trắng ngà đến màu vàng nâu nhạt.
Hà thủ ô dược liệu
Hà thủ ô dược liệu được làm từ rễ củ của cây hà thủ ô đỏ. Loài cây này sau khi trồng khoảng 2-3 năm là có thể thu hoạch được. Rễ hà thủ ô đỏ nên được thu hoạch vào mùa thu đông, khi thời tiết lạnh và cây tàn lụi. (cao dược liệu)
Sau khi thu hoạch về, rễ củ được rửa sạch rồi cắt thành miếng rồi phơi hoặc sấy khô. Có thể đồ chín hà thủ ô rồi phơi sẽ tốt hơn.
Cách chế hà thủ ô đỏ với đậu đen:
Cho lên bếp đun nhỏ lửa đến khi nước gần cạn. Luôn đảo đều trong quá trình nấu.
Nếu còn nước đậu đen thi tẩm rồi phơi cho hết.
Hà thủ ô đỏ đem ngâm ngâm nước vo gạo 1 ngày 1 đêm, sau đó rửa lại.
Trộn với nước đậu đen (1kg Hà thủ ô dùng 100g Đậu đen, 2l nước, nấu đến khi đậu đen nhừ nát).
Hà thủ ô đỏ có tác dụng gì, chữa trị bệnh gì?
Theo y học cổ truyền, hà thủ ô đỏ có vị đắng ngọt, tính hơi ôn, quy kinh vào can thận, với công năng chính là: bổ máu, giải độc và nhuận tràng. Chính vì vậy hà thủ ô đỏ thường được dùng trong các bài thuốc trị chứng thiếu máu, suy nhược, chóng mặt, mất ngủ, tóc bạc sớm, đau lưng mỏi gối, chứng táo bón kéo dài..
Theo y học hiện đại, hà thủ ô đỏ được nghiên cứu và xác định được một số công dụng sau đây:
Giúp nhuận tràng do làm tăng nhu động ruột.
Giúp kháng khuẩn và virus: trực khuẩn lao, trực khuẩn lỵ, virus cúm.
Giúp hạ huyết áp, chống xơ cứng động mạch, hạ cholesterol trong huyết thanh, làm chậm nhịp tim, bảo vệ cơ tim.
Cao hà thủ ô, cao khô hà thủ ô đỏ
Cao hà thủ ô đỏ là sản phẩm được chế biến từ dược liệu hà thủ ô đỏ bằng phương pháp nấu cao. Cao khô hà thủ ô đỏ là chế phẩm cao có dạng bột khô với độ ẩm thấp, chỉ dưới 5%. Ngoài cao khô, còn có một số dạng cao khác là cao lỏng, cao mềm và cao đặc.
Cao khô hà thủ ô đỏ là dạng cao được ứng dụng nhiều nhất do có thời gian bảo quản kéo dài và có thể sử dụng trong các sản phẩm sức khỏe với nhiều dạng bào chế khác nhau.
Quá trình sản xuất cao khô hà thủ ô đỏ bao gồm 2 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: hà thủ ô đỏ sau khi được sơ chế làm sạch, chia nhỏ theo
kích thước quy định sẽ được làm ẩm với một lượng dung môi (thường sử dụng dung môi là nước) theo tỷ lệ nhất định sau đó được nấu cao bằng thiết bị chuyên dụng trong khoảng thời gian nhất định. Sau khi nấu cao, bã dược liệu hà thủ ô đỏ sẽ được lọc bỏ rồi thu lấy dịch cao. (https://nguyenlieuhoaduoc.vn/cong-ty-nao-ban-cao-duoc-lieu-de-san-xuat-thuc-pham-chuc-nang/)
Giai đoạn 2: Sau khi thu được dịch cao hà thủ ô đỏ, tiếp đến là quá trình cô đặc loại bỏ bớt lượng nước, sau đó sấy phun sương để tạo thành hạt với độ ẩm không quá 5%.