Cây bách bộ là gì? Cây bách bộ tên khoa học là Stemona tuberosa, thuộc họ thực vật Bách bộ (Stemonaceae). Loài cây này còn có một vài tên gọi khác được dùng ở nhiều nơi như: dây ba mươi, bách nãi, vương phú, thấu dược, bách điều căn, đẹt ác…
Bách bộ mọc ở đâu? Cây bách bộ có thể được tìm thấy ở nhiều tỉnh thành của nước ta trải dài từ miền Bắc đến miền Trung và Tây Nguyên (Tuyên Quang, Yên Bái, Hòa Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng).
Bách bộ không chỉ có ở Việt Nam mà còn có ở nhiều nước khác, nhưng chủ yếu là các nước châu Á như: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ…(cao bách bộ có tác dụng gì)
Cây bách bộ có một số đặc điểm thực vật để nhận biết bao gồm:
Hoa bách bộ thường mọc ở nách lá, có màu vàng hoặc đỏ. Mỗi hoa có 2 lá đài, 4 nhị.
Lá bách bộ có hình dạng giống trái tim, có thể mọc đối hoặc mọc so le, có 1 gân chính vào nhiều gân phụ.
Quả bách bộ có hình nang dài khoảng 3 – 4 cm, bên trong có 2 – 8 hạt.
Rễ bách bộ là loại rễ chùm có nhiều củ, mỗi cây có thể có đến 30 củ hoặc nhiều hơn nữa. Mỗi rễ củ bách bộ có hình trụ cong queo, chiều dài khoảng 10 – 20 cm, đường kính 1 – 2 cm.
Thân cây dạng leo quấn, kích thước nhỏ, chiều dài thân khoảng 6 – 8m.
Bách bộ dược liệu
Cây bách bộ bộ phận dùng để làm dược liệu chủ yếu là phần rễ củ. Người ta thường để nguyên cả rễ củ hoặc cắt đôi theo chiều ngang hay bổ đôi theo chiều dọc. Mặt ngoài bách bộ có màu vàng nâu nhạt, với nhiều nếp nhăn dọc. Mặt cắt ngang thấy mô mềm vỏ khá dày, màu vàng nâu, lõi giữa màu trắng ngà.
Bách bộ dược liệu được làm từ củ càng lâu năm thì chất lượng càng tốt. Rễ củ bách bộ thường được thu hoạch vào mùa thu đông. Sau đó rửa sạch đất cát, cắt bỏ 2 đầu rễ rồi nhúng vào nước sôi hoặc đồ chín. Nếu rễ nhỏ thì để nguyên còn rễ to thì bổ đôi, sau đó phơi hoặc sấy khô. Từ bách bộ dược liệu khô, người ta có thể chế biến thành bách bộ tẩm rượu hoặc tẩm mật.
Để làm bách bộ tẩm mật cần sử dụng mật ong luyện với một chút nước sôi để ủ dược liệu (cứ 10kg dược liệu tẩm với 1,25kg mật ong). Sau thời gian ủ khoảng 30-60 phút thì cho bách bộ đã ủ mật lên bếp để sao khô nhỏ lửa đến khi không còn dính tay là được. (cao dược liệu là gì)
Cao bách bộ, cao lỏng bách bộ, cao khô bách bộ
Cao bách bộ là sản phẩm được chế biến từ dược liệu bách bộ hoặc rễ củ bách bộ tươi bằng phương pháp nấu cao.
Cao khô bách bộ là chế phẩm cao có dạng bột khô với độ ẩm thấp, chỉ dưới 5%.
Cao lỏng bách bộ là chế phẩm cao có dạng nước, thể chất sánh mịn.
Ngoài ra, còn có một số dạng cao khác là cao mềm và cao đặc. Trong các loại cao thì cao khô bách bộ là dạng cao được ứng dụng nhiều nhất do có thời gian bảo quản kéo dài và có thể sử dụng trong các sản phẩm sức khỏe với nhiều dạng bào chế khác nhau.
Quá trình sản xuất cao khô bách bộ bao gồm 2 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: bách bộ sau khi được sơ chế làm sạch, chia nhỏ theo kích thước quy định sẽ được làm ẩm với một lượng dung môi (thường sử dụng dung môi là nước) theo tỷ lệ nhất định sau đó được nấu cao bằng thiết bị chuyên dụng trong khoảng thời gian nhất định. Sau khi nấu cao, bã dược liệu bách bộ sẽ được lọc bỏ rồi thu lấy dịch cao.
Giai đoạn 2: Sau khi thu được dịch cao bách bộ, tiếp đến là quá trình cô đặc loại bỏ bớt lượng nước, sau đó sấy phun sương để tạo thành hạt với độ ẩm không quá 5%.
Cao bách bộ có tác dụng gì?
Theo y học cổ truyền, bách bộ là vị thuốc có tính hơi ấm, vị ngọt đắng, quy kinh chủ yếu vào Phế. Bách bộ có tác dụng chính là: Nhuận phế, ôn phế, chỉ khái, sát trùng… nên thường được sử dụng trong các trường hợp: ho nhiều, ho lâu ngày, ho gà, ho lao, viêm phế quản…
Theo khoa học hiện đại, một số tác dụng dược lý của bách bộ đã được chứng minh là:
Tác dụng diệt ký sinh trùng: giun, chấy rận, bọ chét, ấu trùng ruồi, muỗi, rệp…
Tác dụng trên hệ hô hấp: giảm hưng phấn trung khu hô hấp, giảm ho do ức chế phản xạ ho.
Tác dụng kháng vi khuẩn: Streptococcus Pneumoniae, bHemolytic Streptococcus, Neisseria Meningitidis và Staphylococcus aureus.
Nguyên liệu cao khô bách bộ Biogreen
Tên sản phẩm: Cao khô bách bộ, Xuất xứ: Việt Nam, Dạng bào chế: bột cao khô, Mô tả: bột mịn đồng nhất, Mùi vị: mùi vị đặc trưng của bách bộ, Quy cách đóng gói: 1 kg, 5 kg, 10 kg, 25 kg và có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của khách hàng, Làm nguyên liệu phù hợp cho các dạng bào chế: Cốm, bột, sủi, viên nang, viên nén, Hạn sử dụng: 2 năm kể từ ngày sản xuất, Bảo quản: Nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. (cao dược liệu đặc)