IRC-Galleria

Selaa blogimerkintöjä

Lá mơ tam thể có tác dụng gì?Tiistai 09.04.2024 05:32

Tổng quan về cây mơ tam thể: Cây mơ tam thể có tên khoa học là Paederia lanuginosa hay Paederia tomentosa, là một loài thực vật thuộc họ Thiên thảo hay họ Cà phê (Rubiaceae). Loài cây này ở nhiều nơi còn được gọi với nhiều cái tên khác như: lá mơ lông, dây mơ lông, cây mơ leo, ngưu bì đống…

Trên thế giới, loài cây này phân bố chủ yếu ở một số quốc gia châu Á như: Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia. Ở Việt Nam, mơ tam thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi do đây là loại rau gia vị ưa thích của nhiều gia đình. Hơn nữa cây mơ tam thể rất dễ sống ở nhiều loại đất cũng như điều kiện khí hậu.

Mơ tam thể là loài cây dạng thân leo, mọc dài. Lá mơ có hình trứng hay mác dài, gốc lá tròn hay hình tim, cuống dài. Lá mọc đối, mặt lá có lông.

Cây mơ tam thể thường ra hoa vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 11. Hoa thường mọc ở nách lá có màu có màu tím nhạt, tràng hoa có hình ống. Quả của cây mơ tam thể có hình cầu, có đài, màu vàng nâu. (rau mơ tam thể)

Lá mơ tam thể thường được dùng làm rau gia vị có thể ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Trong y học cổ truyền, cả rễ và tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây mơ tam thể đều có thể sử dụng để làm dược liệu.

Để làm dược liệu, rễ cây lá mơ lông thường được thu hái vào mùa thu đông, còn các bộ phận khác thu hoạch vào mùa hè. Sau đó rửa sạch để ráo nước, cắt nhỏ rồi phơi khô.

Tác dụng chữa bệnh của lá mơ tam thể

Theo y học cổ truyền, mơ tam thể là dược liệu có vị ngọt đắng tính mát với công dụng chính là khu phong lợi thấp, tiêu thực trừ tích trệ, chống ho, giảm đau, giải độc và hoạt huyết tiêu thũng.

Mơ tam thể thường được sử dụng trong các trường hợp: trực tràng, viêm đại tràng, sôi bụng, ăn không tiêu, viêm dạ dày, viêm ruột, ho gió, ho khan, phong thấp, đau nhức xương khớp, giun đũa, giun kim…

Theo khoa học hiện đại, mơ tam thể có chứa các thành phần hoạt chất bao gồm: Asperuloside, Paederoside, Arbutin, Scanderoside, Deacetyl Asperuloside, Acid paederosidic. Ngoài ra trong lá còn có: Paederin, Bisulfur carbon, Methyl mercaptan, Sulfur dimethyl disulphide, Alkaloid, Scanderoside.

Một số tác dụng của lá mơ tam thể đã được nghiên cứu là: (cây mơ lông)

Giúp kích thích tiêu hóa, tạo cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng hơn.

Giúp lợi tiểu, tăng cường quá trình thải độc ra ngoài cơ thể.

Giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh đau dạ dày như: đầy hơi, ợ chua, chướng bụng…

Giúp cầm tiêu chảy, làm giảm tình trạng đi ngoài phân sống, phân lỏng.

Giúp kháng khuẩn, chống viêm, có thể diệt được một số ký sinh trùng ở đường ruột như trực khuẩn, lỵ, các loại giun: giun đũa, giun kim…

Ngoài ra lá mơ lông có thể dùng để bôi hoặc đắp ngoài da để giúp trị một số tình trạng da liễu như: mụn, ghẻ, nấm da, herpes…

Cách sử dụng mơ tam thể hiệu quả

Lá mơ tam thể là một loại rau gia vị ưa thích của nhiều người. Lá chỉ cần rửa sạch là có thể ăn sống trong các bữa ăn hằng ngày. Nếu như không ăn sống được, chúng ta có thể chế biến lá mơ lông thành những món ăn đơn giản như: trứng rán lá mơ, trứng hấp lá mơ, chả lá mơ, cá kho lá mơ…

Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng lá mơ tam thể bằng cách làm nước cốt theo các bước sau đây:

Chuẩn bị 1 nắm lá mơ tươi (khoảng 30 – 40g) rửa sạch rồi để ráo nước.

Dùng chày cối để giã nát lá mơ hoặc dùng máy xay sinh tố để xay nhuyễn.

Dùng vải sạch để vắt lấy phần nước cốt lá mơ. (cao dược liệu)

Cho nước cốt vào bát rồi hấp cách thủy khoảng 10 phút là có thể dùng được.

Lưu ý là không nên lạm dụng sử dụng quá nhiều lá mơ lông trong thời gian dài. Nên tham khảo kỹ ý kiến của chuyên gia nếu muốn sử dụng kéo dài.
Hà thủ ô đỏ là cây gì? Hà thủ ô đỏ tên khoa học là Fallopia multiflora, là một loài thực vật thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Loài cây này hiện nay chỉ phân bố chủ yếu ở châu Á, trong đó Việt Nam và Trung Quốc là 2 nước có số lượng lớn nhất.

Các địa phương của Trung Quốc có nhiều hà thủ ô đỏ là Hà Nam, Hồ Bắc, Quý Châu, Tứ Xuyên, Giang Tô, Quảng Tây… Còn tại nước ta, hà thủ ô đỏ mọc hoang và được trồng nhiều ở các tỉnh thành: Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tây Nguyên, Hòa Bình, Lạng Sơn…

Hà thủ ô đỏ là cây dạng thân leo, thân quấn có chiều dài có thể đạt đến 5-7m, mọc xoắn. Vỏ thân có màu xanh tía, không có lông. Rễ hà thủ ô phát triển mạnh, phình ra thành củ, vỏ rễ có màu nâu, bên trong màu đỏ.

Lá hà thủ ô đỏ mọc so le, mỗi lá có cuống dài, gốc lá hình tim hẹp, chóp lá nhọn dài. Hoa có kích thước nhỏ, màu trắng và thường mọc thành chùm ở nách lá hoặc ngọn cây. Quả hà thủ ô thuộc loại quả bế với 3 cạnh, có màu đen. (nguyên liệu cao khô hà thủ ô)

Phân biệt với hà thủ ô trắng

Hà thủ ô trắng cũng là một vị thuốc trong y học cổ truyền nhưng tác dụng và lợi ích không quý bằng hà thủ ô đỏ. Đây là 2 loài cây mà nhiều người không phân biệt được.

Hà thủ ô trắng tên khoa học là Streptocaulon juventas, một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma (Apocynaceae). Loài cây này còn có tên gọi khác là hà thủ ô nam hay dây sữa bò.

Các đặc điểm thực vật của hà thủ ô trắng bao gồm:

Lá hà thủ ô trắng mọc đối, phiến lá hình bầu dục, chóp lá nhọn, gốc lá tròn, mép nguyên.

Hoa hà thủ ô trắng có màu lục vàng nhạt, mọc thành xim ở nách lá.

Quả gồm 2 đại xếp ngang ra hai bên trông như đôi sừng bò.

Thân leo dạng dây quấn với chiều dài khoảng 2-5m. Thân có vỏ màu nâu đỏ, có nhiều lông mịn.

Rễ hà thủ ô trắng hình trụ, đường kính 1-3cm. Vỏ rễ màu nâu nhạt đến nâu xám, bên trong có màu trắng ngà đến màu vàng nâu nhạt.

Hà thủ ô dược liệu

Hà thủ ô dược liệu được làm từ rễ củ của cây hà thủ ô đỏ. Loài cây này sau khi trồng khoảng 2-3 năm là có thể thu hoạch được. Rễ hà thủ ô đỏ nên được thu hoạch vào mùa thu đông, khi thời tiết lạnh và cây tàn lụi. (cao dược liệu)

Sau khi thu hoạch về, rễ củ được rửa sạch rồi cắt thành miếng rồi phơi hoặc sấy khô. Có thể đồ chín hà thủ ô rồi phơi sẽ tốt hơn.

Cách chế hà thủ ô đỏ với đậu đen:

Cho lên bếp đun nhỏ lửa đến khi nước gần cạn. Luôn đảo đều trong quá trình nấu.

Nếu còn nước đậu đen thi tẩm rồi phơi cho hết.

Hà thủ ô đỏ đem ngâm ngâm nước vo gạo 1 ngày 1 đêm, sau đó rửa lại.

Trộn với nước đậu đen (1kg Hà thủ ô dùng 100g Đậu đen, 2l nước, nấu đến khi đậu đen nhừ nát).

Hà thủ ô đỏ có tác dụng gì, chữa trị bệnh gì?

Theo y học cổ truyền, hà thủ ô đỏ có vị đắng ngọt, tính hơi ôn, quy kinh vào can thận, với công năng chính là: bổ máu, giải độc và nhuận tràng. Chính vì vậy hà thủ ô đỏ thường được dùng trong các bài thuốc trị chứng thiếu máu, suy nhược, chóng mặt, mất ngủ, tóc bạc sớm, đau lưng mỏi gối, chứng táo bón kéo dài..

Theo y học hiện đại, hà thủ ô đỏ được nghiên cứu và xác định được một số công dụng sau đây:

Giúp nhuận tràng do làm tăng nhu động ruột.

Giúp kháng khuẩn và virus: trực khuẩn lao, trực khuẩn lỵ, virus cúm.

Giúp hạ huyết áp, chống xơ cứng động mạch, hạ cholesterol trong huyết thanh, làm chậm nhịp tim, bảo vệ cơ tim.

Cao hà thủ ô, cao khô hà thủ ô đỏ

Cao hà thủ ô đỏ là sản phẩm được chế biến từ dược liệu hà thủ ô đỏ bằng phương pháp nấu cao. Cao khô hà thủ ô đỏ là chế phẩm cao có dạng bột khô với độ ẩm thấp, chỉ dưới 5%. Ngoài cao khô, còn có một số dạng cao khác là cao lỏng, cao mềm và cao đặc.

Cao khô hà thủ ô đỏ là dạng cao được ứng dụng nhiều nhất do có thời gian bảo quản kéo dài và có thể sử dụng trong các sản phẩm sức khỏe với nhiều dạng bào chế khác nhau.

Quá trình sản xuất cao khô hà thủ ô đỏ bao gồm 2 giai đoạn chính:


Giai đoạn 1: hà thủ ô đỏ sau khi được sơ chế làm sạch, chia nhỏ theo
kích thước quy định sẽ được làm ẩm với một lượng dung môi (thường sử dụng dung môi là nước) theo tỷ lệ nhất định sau đó được nấu cao bằng thiết bị chuyên dụng trong khoảng thời gian nhất định. Sau khi nấu cao, bã dược liệu hà thủ ô đỏ sẽ được lọc bỏ rồi thu lấy dịch cao. (https://nguyenlieuhoaduoc.vn/cong-ty-nao-ban-cao-duoc-lieu-de-san-xuat-thuc-pham-chuc-nang/)

Giai đoạn 2: Sau khi thu được dịch cao hà thủ ô đỏ, tiếp đến là quá trình cô đặc loại bỏ bớt lượng nước, sau đó sấy phun sương để tạo thành hạt với độ ẩm không quá 5%.

Bán cao khô canh châu ở đâu?Torstai 04.04.2024 11:11

Cây canh châu là cây gì, mọc ở đâu? Cây canh châu có tên khoa học là Sageretia Theezans, là 1 loài thực vật nằm trong họ cây Táo ta (Rhamnaceae). Loài cây này còn có một vài tên gọi khác bao gồm: tước mai đằng, kim châu, xích chu đằng, chanh châu, sơn minh trà.

Cây canh châu mọc ở đâu? Tại Việt Nam, cây canh châu thường mọc hoang và được trồng quanh nhà tại nhiều gia đình thuộc miền Bắc, miền Trung. Ngoài ra, loài cây này còn phân bố ở khu vực phía Nam Trung Quốc. (mua cao canh châu)

Đặc điểm thực vật của cây canh châu là:

Đây là một loài cây nhỏ, cành cây thường có gai ngắn, cứng, cành khi còn non có lông mịn phủ lên.

Lá canh châu phía dưới mọc cách, lá phía trên mọc đối xứng, phiến lá hình trái xoan hoặc hình bầu dục, lá cứng và dài. Mép lá hơi xẻ răng cưa.

Hoa canh châu có màu trắng hơi xanh lục, khi còn non có phủ lông mịn, cánh hoa so với đài hoa rất nhỏ. Hoa thường mọc thành bông ở ngọn cây hoặc kẽ lá.

Quả canh châu có hình cầu, kích thước nhỏ chỉ khoảng đường kính 4-6mm. Quả khi chín sẽ có màu tím đen hoặc đen nhạt. Bên trong quả có 1-3 hạt màu xám nhạt, nhẵn bóng.

Cây canh châu có quả ăn được nhưng bộ phận dùng làm dược liệu lại là phần lá, cành cây và rễ. Các bộ phận này của câu canh châu có thể thu hái được quanh năm, sau đó phơi hoặc sấy khô để dùng dần. Tuy nhiên theo một số quan niệm dân gian, rễ canh châu nên được thu hoạch vào mùa đông, còn lá và cành là mùa hạ thì sẽ có hiệu quả tốt hơn.

Tác dụng của canh châu

Theo kinh nghiệm dân gian, người dân thường dùng cành có lá canh châu để sắc lấy nước cho trẻ con uống để phòng bệnh sởi, thủy đậu, lá tươi được dùng để nấu lấy nước tắm trị ghẻ lở.

Trong đông y, canh châu là dược liệu có vị chua hơi ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng chính là: thanh nhiệt, giải độc, lương huyết. Canh châu thường được dùng trong các trường hợp nóng trong, ghẻ lở, ghẻ nước, ngứa da, mụn nhọt, rôm sảy, bệnh sởi… (cao dược liệu là gì)

Khoa học hiện đại chưa có nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý của cây canh châu nên những thông tin về loài cây này vẫn còn hạn chế.

Ngoài ra, cần phải lưu ý rằng canh châu không được sử dụng cho người bị đại tiện lỏng và có tỳ vị hư hàn. Trường hợp phụ nữ đang có thai và cho con bú thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Cao canh châu, cao khô canh châu

Cao canh châu là sản phẩm được chế biến từ dược liệu canh châu bằng phương pháp nấu cao. Cao khô canh châu là chế phẩm cao có dạng bột khô với độ ẩm thấp, chỉ dưới 5%. Ngoài cao khô, còn có một số dạng cao khác là cao lỏng, cao mềm và cao đặc.

Cao khô canh châu là dạng cao được ứng dụng nhiều nhất do có thời gian bảo quản kéo dài và có thể sử dụng trong các sản phẩm sức khỏe với nhiều dạng bào chế khác nhau.

Quá trình sản xuất cao khô canh châu bao gồm 2 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: canh châu sau khi được sơ chế làm sạch, chia nhỏ theo kích thước quy định sẽ được làm ẩm với một lượng dung môi (thường sử dụng dung môi là nước) theo tỷ lệ nhất định sau đó được nấu cao bằng thiết bị chuyên dụng trong khoảng thời gian nhất định. Sau khi nấu cao, bã dược liệu canh châu sẽ được lọc bỏ rồi thu lấy dịch cao.

Giai đoạn 2: Sau khi thu được dịch cao canh châu, tiếp đến là quá trình cô đặc loại bỏ bớt lượng nước, sau đó sấy phun sương để tạo thành hạt với độ ẩm không quá 5%. (cao dược liệu đặc)

Nguyên liệu cao khô canh châu Biogreen

Tên sản phẩm: Cao khô canh châu. Xuất xứ: Việt Nam. Dạng bào chế: bột cao khô. Mô tả: bột mịn đồng nhất. Mùi vị: mùi vị đặc trưng của canh châu. Quy cách đóng gói: 1 kg, 5 kg, 10 kg, 25 kg và có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của khách hàng. Làm nguyên liệu phù hợp cho các dạng bào chế: Cốm, bột, sủi, viên nang, viên nén. Hạn sử dụng: 2 năm kể từ ngày sản xuất. Bảo quản: Nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp...

Ích mẫu dạng cao là gì?Torstai 28.03.2024 06:10

Cây ích mẫu tên khoa học là Leonurus japonicus, 1 loài thực vật thuộc họ cây Hoa môi hoặc họ Bạc hà (Lamiaceae). Đây là một cây thuốc được sử dụng làm dược liệu trong y học cổ truyền từ lâu đời ở các nước phương Đông.

Cây ích mẫu mọc ở đâu? Cây ích mẫu có thể thích nghi với khá nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. Loài cây này thường được tìm thấy mọc hoang ở các nơi có nhiều nắng, từ khu vực đồng bằng cho đến vùng núi ở nhiều độ cao khác nhau. Trên thế giới, ích mẫu chủ yếu phân bố ở châu Á, từ vùng Đông Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đến khu vực Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, Campuchia. (cao ích mẫu)

Các đặc điểm thực vật đặc trưng của cây ích mẫu là:

Là loài cây có thời gian sống ngắn, chỉ khoảng 1-2 năm.

Cây cỏ, thân thảo, chiều cao chỉ khoảng 0-5-1m, thân cây hình vuông ít phân nhánh. Trên thân cây có phủ một lớp lông nhỏ.

Lá ích mẫu mọc đối: lá mọc ở gốc có hình tim, cuống dài, mép lá có răng cưa thô và sâu, lá mọc ở thân cuống ngắn, phiến lá chia thành 3 thùy có răng cưa nhưng thưa. Còn lá mọc ở ngọn thì không phân thùy, cuống rất ngắn.

Hoa ích mẫu ra vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 thường mọc vòng ở kẽ lá, hoa có màu hồng hoặc tím hồng.

Quả ích mẫu có vào khoảng tháng 6-7, quả màu xám nâu, có 3 cạnh.

Ích mẫu dược liệu

Ích mẫu dược liệu được làm từ các bộ phận trên mặt đất của cây ích mẫu bao gồm thân, cành và lá.

Ích mẫu thường được thu hái vào mùa hè, khoảng tháng 5-6 khi cây có hoa nở. Người ta thường lấy phần trên của cây ích mẫu, không quá 40 cm tính từ ngọn xuống. Sau đó rửa sạch bụi bẩn, để ráo nước rồi phơi hoặc sấy khô. (cao duoc lieu thuc pham chuc nang)

Ích mẫu sau khi khô sẽ được cắt thành khúc nhỏ khoảng 5-7cm rồi đóng vào gói, bảo quản trong điều kiện thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào.

Ích mẫu có công dụng gì?

Ích mẫu là dược liệu thường được sử dụng cho chị em phụ nữ với tác dụng chính là hoạt huyết, điều kinh, khứ ứ, sinh huyết mới, lợi tiểu, giải độc, tiêu viêm. Dược liệu này có vị cay, đắng, tính hơi hàn, quy kinh vào can, tâm bào, tỳ.

Ích mẫu thường được sử dụng phối hợp trong các bài thuốc đông y dùng khi bị: kinh nguyệt không đều, thống kinh, vô sinh, khí hư ra nhiều, đau bụng sau sinh, huyết vận, sinh xong sản dịch ra không dứt, tắc tia sữa, bệnh trĩ, mụn nhọt, rôm sảy…

Theo tài liệu thực vật, dược liệu của nước ngoài, lá Ích mẫu có chứa các Alcaloid: leonurine, leonuridin, tanin (2-9%), chất đắng, Saponin, tinh dầu… Theo Viện Dược Liệu Việt Nam, Ích mẫu có 3 Alcaloid (trong đó có Alcaloid có N bậc 4), 3 Flavonoid (trong đó có Rutin), 1 Glycosid có khung Steroid… còn hạt chứa Leonurin.

Một số tác dụng dược lý của ích mẫu đã được nghiên cứu bao gồm: tác dụng kích thích tử cung, làm cho tử cung co thắt nhiều hơn, hạ huyết áp, tăng lưu lượng động mạch vành, cải thiện vi tuần hoàn bị rối loạn, tác dụng an thần, giảm căng thẳng thần kinh. Ngoài ra ích mẫu còn có tác dụng kháng khuẩn và lợi tiểu.

Ích mẫu dạng cao, cao khô ích mẫu

Cao ích mẫu hay ích mẫu dạng cao là sản phẩm được chế biến từ dược liệu ích mẫu bằng phương pháp nấu cao. Cao khô ích mẫu là chế phẩm cao có dạng bột khô với độ ẩm thấp, chỉ dưới 5%. Ngoài cao khô, còn có một số dạng cao khác là cao lỏng, cao mềm và cao đặc.

Cao khô ích mẫu là dạng cao được ứng dụng nhiều nhất do có thời gian bảo quản kéo dài và có thể sử dụng trong các sản phẩm sức khỏe với nhiều dạng bào chế khác nhau.

Quá trình sản xuất cao khô ích mẫu bao gồm 2 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: ích mẫu sau khi được sơ chế làm sạch, chia nhỏ theo kích thước quy định sẽ được làm ẩm với một lượng dung môi (thường sử dụng dung môi là nước) theo tỷ lệ nhất định sau đó được nấu cao bằng thiết bị chuyên dụng trong khoảng thời gian nhất định. Sau khi nấu cao, bã dược liệu ích mẫu sẽ được lọc bỏ rồi thu lấy dịch cao. (nguyên liệu cao dược liệu)

Giai đoạn 2: Sau khi thu được dịch cao ích mẫu, tiếp đến là quá trình cô đặc loại bỏ bớt lượng nước, sau đó sấy phun sương để tạo thành hạt với độ ẩm không quá 5%

Nguyên liệu cao khô ích mẫu Biogreen

Tên sản phẩm: Cao khô ích mẫu.. Xuất xứ: Việt Nam. Dạng bào chế: bột cao khô. Mô tả: bột mịn đồng nhất. Mùi vị: mùi vị đặc trưng của ích mẫu. Quy cách đóng gói: 1 kg, 5 kg, 10 kg, 25 kg và có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của khách hàng. Làm nguyên liệu phù hợp cho các dạng bào chế: Cốm, bột, sủi, viên nang, viên nén. Hạn sử dụng: 2 năm kể từ ngày sản xuất. Bảo quản: Nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.

Nguyên liệu cao khô giảo cổ lamTorstai 21.03.2024 11:24

Tổng quan về cây giảo cổ lam

Cây giảo cổ lam tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum, là một loài thực vật thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Loài cây này còn có một vài tên gọi thường dùng khác là: trường sinh thảo, cổ yếm, thất diệp đảm, ngũ diệp sâm, dây lõa hùng…

Trên thế giới, cây giảo cổ lam phân bố ở những khu rừng thưa ẩm thấp tại Nam Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Nhật Bản, Ấn Độ… Tại Việt Nam, loài cây này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1997 tại khu vực rừng núi Phan Xi Păng. Sau đó giảo cổ lam đã được trồng phổ biến các các tỉnh thuộc vùng đồi núi phía Bắc.

Cây giảo cổ lam là loài cây mọc hằng năm có thân leo với các tua cuốn đơn ở nách lá. Lá cây giảo cổ lam là loại lá đơn xẻ sâu theo kiểu chân vịt. Hoa giảo cổ lam có màu trắng, kích thước nhỏ, thường mọc thành cụm nhiều hoa có hình trùy. Các cánh hoa xòe hình sao, bầu hoa có 3 vòi nhụy, bao phấn dính thành đĩa.

Quả giảo cổ lam có hình cầu, kích thước nhỏ với đường kính dưới 1cm.

Quả khi chín sẽ chuyển sang màu đen. (bán cao khô giảo cổ lam)

Giảo cổ lam dược liệu

Toàn bộ phần cây giảo cổ lam ở trên mặt đầu đều có thể sử dụng làm dược liệu trong y học cổ truyền.

Giảo cổ lam có thể thu hái quanh năm nhưng thường vào mùa xuân, hè. Giảo cổ lam rửa sạch rồi thái khúc, sau đó phơi hoặc sấy ở khoảng 40-50°C để làm dược liệu.

Tác dụng của giảo cổ lam

Theo y học cổ truyền, giảo cổ lam là vị thuốc có vị ngọt đắng, tính hàn quy kinh vào can, phế. Tác dụng của giảo cổ lam là thanh nhiệt giải độc, chỉ ho, trừ đờm. Vị thuốc này thường được dùng trong các trường hợp: viêm phế quản mạn tính, viêm gan virus, viêm thận, viêm dạ dày cấp, bệnh tiểu đường, mỡ máu cao.

Theo khoa học hiện đại, giảo cổ lam có thành phần chính là saponin và flavonoid. Các nghiên cứu định lượng chỉ ra rằng: hàm lượng saponin trong giảo cổ lam cao gấp 3-4 lần trong nhân sâm. Hơn nữa, nhiều loại saponin trong giảo cổ lam còn có cấu trúc hóa học giống như trong nhân sâm.

Ngoài ra giảo cổ lam còn chứa nhiều loại vitamin và các chất khoáng có vai trò quan trọng như selen, kẽm, sắt, mangan, phospho…

Các tác dụng dược lý của giảo cổ lam đã được chứng minh là:

Giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa.

Giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, giúp giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp ăn ngon miệng và ngủ tốt hơn.

Giúp giảm nguy cơ ung thư, ức chế tế bào ung thư, ngăn ngừa khối u tiến triển. (cao dược liệu là gì)

Giúp tăng cường chức năng gan, hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, bảo vệ các tế bào gan, giải độc gan, hạ men gan, phòng ngừa gan nhiễm mỡ.

Giúp hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giúp đường huyết người bệnh ổn định, ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường nguy hiểm.

Giúp giảm mỡ máu bao gồm cả triglycerid và cholesterol, hỗ trợ giảm béo, điều hòa cân nặng, giảm mỡ thừa trong cơ thể. Đặc biệt, giảo cổ lam còn giúp làm giảm nguy cơ cao huyết áp và bệnh xơ vữa mạch máu.

Cao khô giảo cổ lam được sản xuất như thế nào?

Cao giảo cổ lam là sản phẩm được chế biến từ dược liệu giảo cổ lam bằng phương pháp nấu cao. Cao khô giảo cổ lam là chế phẩm cao có dạng bột khô với độ ẩm thấp, chỉ dưới 5%. Ngoài cao khô, còn có một số dạng cao khác là cao lỏng, cao mềm và cao đặc.

Cao khô giảo cổ lam là dạng cao được ứng dụng nhiều nhất do có thời gian bảo quản kéo dài và có thể sử dụng trong các sản phẩm sức khỏe với nhiều dạng bào chế khác nhau.

Quá trình sản xuất cao khô giảo cổ lam bao gồm 2 giai đoạn chính:


Giai đoạn 1: giảo cổ lam sau khi được sơ chế làm sạch, chia nhỏ theo kích thước quy định sẽ được làm ẩm với một lượng dung môi (thường sử dụng dung môi là nước) theo tỷ lệ nhất định sau đó được nấu cao bằng thiết bị chuyên dụng trong khoảng thời gian nhất định. Sau khi nấu cao, bã dược liệu giảo cổ lam sẽ được lọc bỏ và thu lấy dịch cao.

Giai đoạn 2: Sau khi thu được dịch cao giảo cổ lam, tiếp đến là quá trình cô đặc loại bỏ bớt lượng nước, sau đó sấy phun sương để tạo thành hạt với độ ẩm không quá 5%.

Nguyên liệu cao khô giảo cổ lam Biogreen

Tên sản phẩm: Cao khô giảo cổ lam.

Xuất xứ: Việt Nam.

Dạng bào chế: bột cao khô.

Mô tả: bột mịn đồng nhất.

Mùi vị: mùi vị đặc trưng của giảo cổ lam. (cao dược liệu là gì)

Quy cách đóng gói: 1 kg, 5 kg, 10 kg, 25 kg và có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của khách hàng.

Làm nguyên liệu phù hợp cho các dạng bào chế: Cốm, bột, sủi, viên nang, viên nén.

Hạn sử dụng: 2 năm kể từ ngày sản xuất.

Bảo quản: Nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
1. Tác dụng của bào ngư: Bào ngư là một loại hải sản giàu dinh dưỡng, có giá trị cao giúp hỗ trợ cho việc phục hồi cơ thể, bồi bổ sức khỏe. Theo đông y, bào ngư còn được xem là một loại thuốc quý bởi chúng có vị mặn, tính bình, có khả năng bổ âm, tăng khí, giúp hạ nhiệt, sáng mắt, bồi bổ sức khỏe, góp phần ngăn ngừa ung thư và hỗ trợ chữa nhiều bệnh khác. Bào ngư có thể kết hợp với một số thực phẩm quý như: đông trùng hay các vị thuốc như đẳng sâm, táo đỏ, kỷ tử… sẽ tạo nên hương vị độc đáo, tăng thêm giá trị dinh dưỡng cho món ăn.

2. Tác dụng của đông trùng hạ thảo: Đông trùng hạ thảo là loại thảo dược có giá trị dinh dưỡng cao, chúng chứa một lượng lớn protein, 18 loại axit amin khác nhau giúp chuyển hóa và tổng hợp các protein trong cơ thể. Bên cạnh đó, trùng thảo còn chứa 17 loại nguyên tố vi lượng và các vitamin như: A, B6, D, B1, E, B2, B12, C…đây là những chất cần thiết cho cơ thể. Theo y học cổ truyền, đông trùng có tính ngọt, tính bình, có mùi thơm ngậy, có thể sử dụng làm nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng cho mọi đối tượng. Đặc biệt là những đối tượng suy nhược cơ thể, sức đề kháng yếu, phế hư…

3. Cách làm món (bao ngu ham dong trung ha thao)

3.1 Nguyên liệu cần chuẩn bị để thực hiện món ăn

Bào ngư tươi: 1 con cỡ vừa

Nhân sâm củ tươi Hàn Quốc

Sò điệp tươi: 4-5 con

Đông trùng hạ thảo tươi hoặc khô: 8-10 sợi

Thịt heo: khoảng 500 gam

Các loại thảo dược khác: táo đỏ, kỷ tử, nấm hương

Gia vị nêm nếm

3.2 Cách nấu món bào ngư hầm đông trùng hạ thảo

Sơ chế các nguyên liệu:

Bạn dùng muỗng để tách phần thịt cồi đối với bào ngư, sau khi tách xong bạn cần rửa thật sạch dưới nước để loại bỏ lớp nhầy màu đen bên ngoài bào ngư. Sau đó dùng dao nhỏ cắt phần rìa màu đen xung quanh thịt và lớp màng bảo vệ rồi rửa lại với nước.

Đối với sò điệp, bạn dùng dao để tách phần vỏ ra và lấy đi phần thịt cồi trên vỏ sò. Sau đó rửa sạch với nước để loại bỏ lớp màng đen bao xung quanh.

Bạn rửa sơ qua nhân sâm với nước sau đó cắt thành từng khúc nhỏ (khoảng 4 - 5cm).

Đối với thịt heo, bạn nên rửa sạch với nước muối, trụng sơ qua nước sôi sau đó cắt thành từng miếng nhỏ sao cho vừa nồi nấu.

Còn với Đông trùng hạ thảo chỉ cần rửa sơ qua dưới nước ấm khoảng 30 - 40 độ. (đông trùng hạ thảo dạng sợi)

Thực hiện nấu món ăn:

Bước 1: Bắc bếp đun sôi nước, cho nhân sâm vào nồi nhưng lưu ý đảm bảo đổ nước ngập mặt và đun sôi liên tục khoảng 1 tiếng sau đó hạ nhỏ lửa. Tiếp theo cho thịt heo đã thái nhỏ vào nồi và nấu trong khoảng 15 phút.

Bước 2: Sau 15 phút, bạn cho tiếp các nguyên liệu táo đỏ, nấm hương vào nồi hầm tiếp khoảng 10 phút.

Bước 3: Tiếp đó bạn cho thêm kỷ tử, bào ngư và sò điệp đã được làm sạch vào hầm cùng trong 45 phút trên lửa nhỏ, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi cho khoảng 8-10 sợi trùng thảo vào hầm tiếp trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp. Vậy là món ăn của bạn đã được hoàn thành, bạn chỉ cần múc ra tô và thưởng thức món ăn lúc còn nóng.

Tác dụng của món ăn bào ngư hầm đông trùng hạ thảo đối với sức khỏe

Làm mát gan, thanh nhiệt toàn bộ cơ thể

Điều hòa khí huyết, bổ âm

Cân bằng huyết áp

Tăng cường sinh lý cho cả nam giới và nữ giới

Làm chậm quá trình lão hóa, kéo dài thêm tuổi xuân

Giúp da mịn màng và căng tràn sức sống

Tăng cường hệ thống miễn dịch và cân bằng đường huyết

Ngăn ngừa quá trình hình thành và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư

Một số lưu ý khi chế biến và sử dụng bào ngư hầm đông trùng hạ
thảo


Để đảm bảo an toàn và không bị lãng phí các thành phần dưỡng chất
khi chế biến và sử dụng bào ngư hầm đông trùng hạ thảo, cần lưu ý:

Bạn nên sử dụng nồi sứ hoặc nồi đất để hầm bào ngư với đông trùng hạ thảo, điều này giúp đảm bảo món ăn giữ được hương vị thơm ngon và trọn vẹn các dưỡng chất.

Chỉ nên cho trùng thảo vào cuối cùng khi chế biến các món ăn vì khi đun đông trùng hạ thảo quá lâu ở nhiệt độ cao sẽ khiến hàm lượng dinh dưỡng có trong đông trùng hạ thảo bị hao hụt.

Bạn chỉ nên ăn bào ngư hầm đông trùng hạ thảo 1 - 2 lần/ tuần là đủ

Bào ngư hầm đông trùng hạ thảo là món ăn bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng. Một số đối tượng không nên sử dụng món ăn này: Trẻ dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai, người cơ địa dị ứng với hải sản, người bị rối loạn đông máu…

Bạn chỉ nên ăn canh bào ngư hầm đông trùng hạ thảo vào buổi sáng hoặc buổi trưa, hạn chế ăn vào buổi tối.
(biogreen)
Cây dây thìa canh là gì? Dây thìa canh tên khoa học là Gymnema sylvestre, 1 loài thực vật thuộc chi Lõa ti (Gymnema) và họ Trúc đào Apocynaceae. Loài cây này có nguồn gốc từ Ấn Độ và hiện nay phân bố chủ yếu ở một số quốc gia thuộc châu Á như: Trung Quốc, Việt Nam, Philippin…

Tại Việt Nam, cây dây thìa canh mọc hoang nhiều ở các tỉnh phía Bắc (Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Ninh Bình, Thanh Hóa…) và được trồng ở nhiều tỉnh thành khác nhau. Loài cây này lần đầu tiên được phát hiện ở nước ta là vào năm 2006 bởi Ts. Trần Văn Ơn.

Dây thìa canh là loài cây có thân dạng dây leo, chiều dài thân khoảng 6-10m, có lóng dài 8–12 cm, đường kính 3mm, có lỗ bì thưa.

Lá dây thìa canh dài khoảng dài 6–7 cm, rộng 3–5 cm, có phiến hình bầu dục, đầu nhọn, có mũi, gân phụ 4-6 cặp. Cuống lá dài khoảng 5-8mm.

Hoa dây thìa canh màu vàng, kích thước nhỏ, thường mọc thành tán ở nách lá. Cây thường ra hoa vào tháng 7 và đến tháng 8 có quả. Quả cây dây thìa canh dài khoảng 5cm, rộng ở nửa dưới hạt dẹp, lông mào dài 3 cm.

Dây thìa canh là một cây thuốc có lợi ích cho sức khỏe. Bộ phận được sử dụng chính của cây dây thìa canh là rễ và lá. Lá dây thìa canh có thể thu hái được quanh năm. (bán cao dây thìa canh)

Cây dây thìa canh có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền, dây thìa canh có vị đắng, tính hàn, quy kinh vào tỳ, phế thận. Công năng của dây thìa canh là: lợi tiểu, nhuận tràng, hạ đường huyết, chủ trị các trường hợp: tiểu tiện bí dắt, tiểu vàng đỏ, tiểu đường, táo bón do nhiệt.

Các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu, thử nghiệm và phát hiện ra được nhiều tác dụng dược lý quý giá của dây thìa canh, đó là:

Giúp tăng cường hệ miễn dịch: dây thìa canh giúp tăng sinh đại thực bào, tế bào lympho.

Giúp giảm lipid máu, phòng xơ vữa động mạch: dây thìa canh giúp làm giảm nồng độ LDL-cholesterol, triglyceride trong máu, tăng HDL-cholesterol.

Giúp hạ đường huyết: dây thìa canh giúp giảm đường huyết rõ rệt nhờ tác dụng gián tiếp lên sự tiết insulin của tụy tạng, hạn chế thoái giáng Glycogen ở gan, làm giảm glucose-niệu và ngăn chặn hấp thu đường tại niêm mạc ruột. Dây thìa canh có thể sử dụng điều trị cho cả bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2, phối hợp với các thuốc điều trị khác.

Cao khô dây thìa canh là gì?

Cao khô dây thìa canh là chế phẩm bột khô, dạng cao được làm từ lá dây thìa canh với độ ẩm thấp, dưới 5%. Đây là loại cao dây thìa canh được sử dụng phổ biến nhất do có thể dễ dàng ứng dụng trong các sản phẩm sức khỏe cũng như dễ dàng bảo quản được lâu.

Cao khô dây thìa canh có hàm lượng các hoạt chất và hiệu quả mang lại cao hơn nhiều so với dược liệu thông thường. Cao khô dây thìa canh có độ an toàn cao nên có thể dùng trực tiếp hoặc làm nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Quá trình sản xuất cao khô dây thìa canh bao gồm 2 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Dung môi thích hợp được sử dụng để chiết xuất dây thìa canh thường là nước. Dây thìa canh sau khi được sơ chế làm sạch, chia nhỏ theo kích thước phù hợp sẽ được làm ẩm với một lượng dung môi theo tỷ lệ nhất định sau đó được chiết hoàn toàn bằng thiết bị công nghệ cao.

Giai đoạn 2: Sau khi thu được dịch chiết dây thìa canh, tiếp đến là quá trình lọc sau đó sấy phun sương loại bỏ dung môi tạo hạt với độ ẩm không quá 5%. (cao duoc lieu)

Mua bán nguyên liệu cao khô dây thìa canh ở đâu?

Trên thị trường Việt Nam, chúng ta có thể mua được cao khô dây thìa canh tại các cửa hàng dược liệu, đông y hay các công ty, đơn vị chuyên về cao dược liệu. Để tránh mua phải hàng kém hiệu quả, người tiêu dùng nên chọn mua nguyên liệu cao khô dây thìa canh của những đơn vị, công ty cung cấp uy tín, có thương hiệu trên thị trường như Công ty cổ phần hóa dược và công nghệ sinh học Biogreen.

Biogreen là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm và đã tạo được vị trí vững chắc trên thị trường nguyên liệu dược phẩm, hóa dược, dược liệu và công nghệ sinh học. Lựa chọn những sản phẩm của Biogreen, bạn sẽ
hoàn toàn yên tâm bởi vì:

Biogreen luôn chú trọng đầu tư dây chuyền, máy móc hiện đại để sản xuất ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn, tối ưu hiệu suất và sản lượng.

Các sản phẩm của Biogreen đều được nghiên cứu kỹ lưỡng, trải qua quy trình sản xuất nghiêm ngặt, được kiểm tra khắt khe và đảm bảo chất lượng trước khi đến tay khách hàng. (https://nguyenlieuhoaduoc.vn/cong-ty-nao-ban-cao-duoc-lieu-de-san-xuat-thuc-pham-chuc-nang/)

Nguyên liệu cao khô dây thìa canh Biogreen

Tên sản phẩm: Cao khô dây thìa canh

Xuất xứ: Việt Nam.

Dạng bào chế: bột cao khô.

Mô tả: bột mịn đồng nhất.

Mùi vị: mùi vị đặc trưng của dây thìa canh.

Quy cách đóng gói: 1 kg, 5 kg, 10 kg, 25 kg và có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của khách hàng.

Làm nguyên liệu phù hợp cho các dạng bào chế: Cốm, bột, sủi, viên nang, viên nén.

Hạn sử dụng: 2 năm kể từ ngày sản xuất.

Bảo quản: Nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp

Cao ích mẫu uống như thế nào?Torstai 07.03.2024 04:37

Ích mẫu là một dược liệu, một vị thuốc được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc đông y để trị bệnh và tăng cường sức khỏe. Tên khoa học của cây ích mẫu là Leonurus japonicus, thuộc họ thực vật Bạc hà (Lamiaceae).

Trên thế giới, ích mẫu phân bố chủ yếu ở vùng Đông Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á bao gồm cả Việt Nam. Tại nước ta, ích mẫu là vị thuốc đã được sử dụng từ lâu đời trong y học cổ truyền, toàn cây đều có thể dùng làm dược liệu được.

Cao ích mẫu là chế phẩm được chế biến từ ích mẫu tươi hoặc ích mẫu dược liệu khô bằng phương pháp nấu cao. Tùy thuộc vào hàm lượng độ ẩm mà cao ích mẫu được chia thành 4 loại là cao khô, cao đặc, cao mềm và cao lỏng. (ích mẫu có vị gì)

Cao ích mẫu được sản xuất theo quy trình gồm các giai đoạn chính sau đây:

Giai đoạn sơ chế ích mẫu: Ích mẫu tươi sau khi thu hoạch về sẽ được làm sạch bụi bẩn và tạp chất, để khô ráo rồi cắt thành từng khúc nhỏ. Nếu sử dụng ích mẫu dược liệu khô thì không cần phải qua bước sơ chế này.

Giai đoạn nấu cao: ích mẫu sau khi được sơ chế sẽ được nấu cao với dung môi là nước trong một khoảng thời gian nhất định.

Giai đoạn lọc bỏ bã dược liệu: sau khi nấu cao, chúng ta sẽ cần lọc bỏ bã dược liệu để thu lấy dịch chiết cao ích mẫu.

Giai đoạn cô đặc: dịch chiết ích mẫu sẽ được cô đặc để loại bỏ bớt lượng nước dư thừa và thu được dạng cao phù hợp. Dạng cao có độ ẩm càng thấp thì thời gian cô đặc càng phải kéo dài.

Giai đoạn sấy tạo hạt: giai đoạn này chỉ áp dụng với dạng cao khô ích mẫu. Sản phẩm thu được có dạng bột khô với độ ẩm dưới 5%.

Uống cao ích mẫu có tác dụng gì tốt cho sức khỏe?

Ích mẫu là vị thuốc có tính hơi hàn, vị cay, đắng, quy kinh vào: can, tâm bào, tỳ. Cao ích mẫu theo y học cổ truyền có tác dụng hoạt huyết, điều kinh, khứ ứ, sinh huyết mới, lợi tiểu, giải độc, tiêu viêm nên có thể dùng được trong các trường hợp: kinh nguyệt không đều, thống kinh, vô sinh, khí hư ra nhiều, bụng đau sau khi sinh, huyết vận, sinh xong sản dịch ra không dứt, tắc tia sữa, mụn nhọt… (cao dược liệu)

Một số tác dụng dược lý của cao ích mẫu theo nghiên cứu khoa học hiện đại là:

Tác dụng trên hệ thần kinh: tác dụng an thần.

Tác dụng lợi tiểu.

Tác dụng trên tử cung: kích thích tử cung, làm cho tử cung co thắt nhiều hơn, tác dụng chậm và an toàn.

Tác dụng trên hệ tim mạch: hạ huyết áp, tăng lưu lượng động mạch vành, cải thiện vi tuần hoàn bị rối loạn.

Tác dụng kháng khuẩn: ức chế một số vi khuẩn gây bệnh ngoài da.

Cao ích mẫu uống khi nào, trước hay sau khi ăn? Uống như thế nào?

Cao ích mẫu uống khi nào? Cao ích mẫu nên được sử dụng khoảng 2-3 lần trong ngày. Thời điểm phù hợp nhất để uống cao dược liệu này là gần các bữa ăn vào buổi sáng, buổi trưa và buổi tối.

Cao ích mẫu uống trước hay sau khi ăn? Cao ích mẫu có nguồn gốc từ dược liệu an toàn lành tính nên có thể uống trước hay sau ăn đều được. Chúng ta nên dùng cao ích mẫu trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 60 phút.

Cao ích mẫu uống như thế nào? Các loại cao ích mẫu đều có cách sử dụng rất đơn giản. Với cao lỏng ích mẫu chúng ta có thể uống trực tiếp với liều lượng thích hợp mà không cần phải pha. Còn các loại cao ích mẫu khác chỉ cần pha với một chút nước ấm, khuấy đều rồi uống là được. Khi uống cao ích mẫu có thể thêm chút đường hoặc mật ong để vừa miệng tùy theo khẩu vị của từng người. (cao ích mẫu uống như thế nào)

Một số chú ý thêm trước khi sử dụng cao ích mẫu là:

Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng cao ích mẫu.

Nếu là người từng bị dị ứng với ích mẫu hoặc với bất kỳ thành phần nào có trong cao ích mẫu thì không nên sử dụng cao dược liệu này.

Không dùng quá nhiều cao ích mẫu, phải dùng đúng liều lượng thích hợp mới có hiệu quả và tránh được những tác động xấu.

Không được tùy ý sử dụng cao ích mẫu khi không có lời khuyên từ các chuyên gia y tế vì có thể có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trong một vài trường hợp nhất định.
Papain là một loại enzyme protease có nguồn gốc từ thực vật, cụ thể là từ cây đu đủ. Chính vì vậy mà papain còn có tên gọi thường dùng khác là papaya peptidase (papaya trong tiếng anh có nghĩa là đu đủ).

Enzyme papain có thể được tìm thấy ở bất kỳ bộ phận nào của cây đu đủ: từ phân thân cây, phần cành, lá cho đến quả. Hàm lượng papain cao nhất là ở trong quả đu đủ khi còn xanh, do đó đây cũng chính là nguồn nguyên liệu thường được dùng để chiết tách cũng như sản xuất enzyme papain.

Enzyme papain sau quá trình sản xuất thu được sẽ có dạng bột màu vàng hoặc màu nâu nhạt tùy theo phương pháp sấy. Về cấu trúc hóa học, papain là một endoprotease với một chuỗi polypeptide bao gồm khoảng 200 phân tử amino acid liên kết chặt chẽ với nhau:

Hàm lượng thành phần các nguyên tố có trong phân tử papain lần lượt là: 16% N, 1.2% S, còn lại đa phần là nguyên tố C và H.

Mỗi phân tử papain sẽ có chứa khoảng 17 loại acid amin khác nhau, trong đó những amino acid có nhiều nhất là: Glycine, Aspartic acid, Valine, Methionine và Alanine.

Là một enzyme thuộc nhóm protease nên hoạt tính sinh học chính của papain là xúc tác cho phản ứng thủy phân chất đạm, protein hay những phân tử sinh học có cấu trúc dạng polypeptide: (papain)

Sản phẩm cuối cùng thu được của quá trình thủy là các acid amin.

Nhiệt độ tối ưu hoạt động của papain là: 50 – 57°C.

Khoảng pH tối ưu là 5,5 – 7,0.

Nhờ khả năng phân giải protein mà enzyme papain được ứng dụng rất nhiều vào trong đời sống của chúng ta bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau từ ngành chế biến thực phẩm, chế biến thịt, đồ uống cho đến ngành dược phẩm, mỹ phẩm, ngành chăn nuôi, thú y thủy sản, ngành dệt may, thuộc da, ngành sản xuất chất tẩy rửa…

Ứng dụng enzyme papain trong mỹ phẩm

Bên cạnh lĩnh vực dược phẩm thì mỹ phẩm cũng là lĩnh vực quan trọng mà papain có thể ứng dụng được. Papain nếu được dùng ngoài da đúng cách sẽ mang lại rất nhiều lợi ích làm đẹp hiệu quả.

Papain có thể được sử dụng làm thành phần trong các loại mỹ phẩm với các tác dụng làm đẹp sau đây:

Giúp làm sáng da tự nhiên.

Giúp tái tạo và nhanh chóng phục hồi vùng da bị tổn thương

Giúp chống lại tình trạng viêm nhiễm trên da, ngăn ngừa quá trình lão hóa da trước những tác nhân xấu từ môi trường bên ngoài như: khói bụi, hóa chất từ không khí bị ô nhiễm, tia UV từ ánh nắng mặt trời…

Giúp tẩy bỏ tế bào chết trên da, giúp da luôn mịn màng, tươi trẻ và tràn đầy sức sống.

Giúp da mềm mịn, ngăn ngừa nếp nhăn, ngăn ngừa sự phát triển quá mức của lông trên da. (ứng dụng trong mỹ phẩm)

Ứng dụng enzyme papain trong dược phẩm

Trong lĩnh vực dược phẩm, enzyme papain có thể được ứng dụng rộng rãi trong nhiều loại sản phẩm khác nhau từ thuốc cho đến thực phẩm chức năng, sản phẩm bảo vệ sức khỏe với nhiều công dụng đa dạng bao gồm:

Giúp chống viêm, giảm đau: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học papain có hoạt tính chống viêm, giảm đau tương tự như các loại thuốc hóa dược thường dùng trong y tế. Papain sẽ có hiệu quả trong các trường hợp bị sưng đau do va đập, chấn thương, viêm họng, viêm khớp, viêm dây thần kinh…

Giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng: papain có thể loại bỏ các loại vi sinh vật gây bệnh nhờ khả năng phá hủy protein trong lớp màng tế bào của chúng. Từ đó giúp ngăn ngừa sự lây nhiễm vi sinh vật, chống nhiễm trùng.

Giúp giảm các triệu chứng của bệnh zona: papain có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh zona như đau, tổn thương da và đau dây thần kinh.

Giúp tăng cường chức năng tiêu hóa: enzyme papain có khả năng tiêu hóa chất đạm mạnh nên sẽ giúp hệ tiêu hóa của chúng ta hoạt động hiệu quả hơn, cải thiện khả năng hấp thu chất dinh dưỡng tại niêm mạc ruột. Đồng thời papain còn giúp ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa, giảm triệu chứng của bệnh hội chứng ruột kích thích…

Giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi các tổn thương trên da: papain có thể thúc đẩy quá trình phục hồi và mau lành của những vết thương, viêm nhiễm, lở loét ngoài da. (mua enzyme)
Phân loại các dạng đông trùng hạ thảo trên thị trường: Đông trùng hạ thảo là dược liệu quý với vô vàn những lợi ích tốt cho sức khỏe được nhiều người săn đón nhất hiện nay. Các sản phẩm đông trùng hạ thảo trên thị trường rất đa dạng với nhiều chủng loại khác nhau từ nguồn gốc, dạng bào chế và trạng thái…

Đông trùng hạ thảo là một loại dược liệu đặc biệt trong tự nhiên khi được tạo thành từ sự ký sinh của một loài nấm trong cơ thể của ấu trùng loài sâu bướm đặc trưng. Đông trùng hạ thảo tự nhiên có rất ít nên không thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Chính vì vậy mà mô hình nuôi cấy đông trùng hạ thảo hiện nay đang ngày càng được mở rộng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đông trùng hạ thảo nhân tạo có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với loại tự nhiên mà lợi ích mang lại là tương tự, không thua kém quá nhiều.

Về dạng bào chế, trạng thái đóng gói thì đông trùng hạ thảo có nhiều dạng khác nhau: (cao dong trung ha thao)

Dạng bột: đông trùng hạ thảo sau khi sấy khô sẽ được nghiền nhỏ thành bột mịn.

Dạng sợi: đông trùng hạ thảo chỉ bao gồm phần sợi nấm mọc lên, không có phần ký chủ hoặc giá thể nuôi cấy.

Dạng ký chủ nguyên con: đông trùng hạ thảo bao gồm cả phần sợi nấm và phần cá thể vật chủ, ấu trùng sâu non hoặc nhộng tằm.

Dạng tươi: đông trùng hạ thảo được thu hoạch từ tự nhiên hoặc môi trường nuôi cấy bán tự nhiên được bảo quản lạnh, chưa qua quá trình bào chế hay chế biến nào.

Dạng khô: đông trùng hạ thảo tươi sau khi sơ chế sẽ được làm khô để bảo quản được lâu hơn.

Ngoài ra đông trùng hạ thảo còn có dạng nước chiết xuất, dạng cao, dạng viên…

Chiết xuất đông trùng hạ thảo dạng nước

Đông trùng hạ thảo dạng nước là một trong những sản phẩm được sử dụng nhiều nhất hiện nay vì sự tiện lợi khi dùng và dễ bảo quản. Hơn nữa dùng chiết xuất đông trùng hạ thảo sẽ có tác dụng nhanh hơn vì các hoạt chất đã được tách ra ở dạng dung dịch nên dễ dàng hấp thu vào trong cơ thể.

Hiện nay, có nhiều phương pháp chiết xuất đông trùng hạ thảo khác nhau bao gồm: chiết xuất Soxhlet, phương pháp siêu âm, khí quyển hay chiết chân không.

Phương pháp chiết chiết dưới áp suất khí quyển hiện nay gần như không được ứng dụng để chiết xuất đông trùng hạ thảo nữa vì có nhiều nhược điểm như: thời gian chiết xuất lâu, nhiệt độ cao chiết cao dễ làm biến tính hoạt chất trong dược liệu.

Phương pháp chiết chân không được thực hiện trong điều kiện áp suất thay đổi từ áp suất khí quyển đến áp suất chân không, tối đa 740 mmHg. Phương pháp này thường được ứng dụng để chiết xuất đông trùng hạ thảo nhiều nhất do có các ưu điểm vượt trội như: khả năng vận hành đơn giản, tự động hóa cao, thời gian ngắn, ít có nguy cơ cháy nổ.

Phương pháp chiết xuất Soxhlet có thời gian tiến hành lâu và hiệu quả đạt được chỉ dừng lại ở mức độ trung bình nên không được ứng dụng trên quy mô sản xuất lớn mà thường chỉ dùng trong phòng thí nghiệm hoặc chiết xuất đông trùng hạ thảo quy mô nhỏ.

Phương pháp chiết siêu âm có ưu điểm là thời gian tiến hành nhanh tuy nhiên lại có nhiều nhược điểm là: khả năng vận hành khó, cần cơ sở thực hiện có trình độ kỹ thuật cao, nguy cơ cháy nổ lớn do phải chiết xuất ở điều kiện dung môi sôi trào, tăng áp… (nấu đông trùng hạ thảo)

Quy trình nấu đông trùng hạ thảo thành cao

Cao đông trùng hạ thảo hiện nay có 4 loại chính là: cao lỏng, cao mềm, cao đặc và cao khô. Quy trình nấu cao đông trùng hạ thảo cũng như cô đặc để thu được thành phẩm cuối cùng sẽ bao gồm 4 giai đoạn chính là:

Giai đoạn sơ chế nguyên liệu: đối với đông trùng hạ thảo tươi thì cần phải rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, rồi để ráo nước cho khô. Sau đó có thể cắt nhỏ trước khi nấu cao. Đối với đông trùng hạ thảo khô thì không cần giai đoạn này vì đã được sơ chế từ trước.

Giai đoạn nấu cao: đông trùng hạ thảo xếp vào nồi nấu cao, thêm một lượng nước vừa đủ rồi đun sôi để lấy các dưỡng chất ra ngoài qua dịch chiết. Lưu ý trong quá trình nấu cần phải đậy kín nắp, tránh để hở vì nhiều hoạt chất có thể bay hơi ra bên ngoài.

Giai đoạn lọc: sau thời gian đun nấu vừa đủ, lúc này cần thu lấy dịch chiết và loại bỏ bã. Bã đông trùng hạ thảo có thể dùng máy ép để ép lấy nốt phần dưỡng chất còn lại tránh để thất thoát.

Giai đoạn cô đặc: dịch chiết đông trùng hạ thảo sẽ được cô đặc trong nồi chuyên dụng ở nhiệt độ thấp để làm giảm lượng hơi nước trong thành phần. Khi hàm lượng nước còn lại khoảng 30 – 50% sẽ thu được cao lỏng, khoảng 20 – 30% là cao mềm và cao đặc là dưới 20%.
Còn với loại cao khô thì cần thêm giai đoạn sấy nữa để hàm lượng nước còn lại chỉ dưới 5%. (Biogreen)